TÀI KHOẢN AMAZON BỊ SUSPENDED VÀ CÁCH MỞ KHÓA TÀI KHOẢN AMAZON

Chúng ta đều biết rằng việc tạo tài khoản trên Amazon không hề dễ dàng. Amazon duyệt tài khoản bằng hệ thống nên đòi hỏi người đăng ký phải khai báo khớp đến từng ký tự. Nhưng trong quá trình bán hàng, bạn hoàn toàn có thể bị Amazon khóa tài khoản bằng nhiều lý do chỉ sau một đêm. Làm sao để tránh được điều này? Và cách khắc phục của nó ra sao? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời giải thích rõ ràng về việc tài khoản Amazon bị suspended và tư vấn cách mở khóa tài khoản Amazon cho doanh nghiệp.

1. Tài khoản Amazon bị suspended nghĩa là gì?

Amazon gọi tình trạng này là Your account has been suspended hay Removing your selling privileges.

Và bạn không cần đặt câu hỏi: Làm sao để biết tài khoản Amazon bị suspended?

Lúc đó Amazon sẽ gửi thông báo trực tiếp đến bạn rằng quyền người bán của bạn đã bị tạm ngưng. Lúc này toàn bộ ASIN của bạn sẽ ngừng hoạt động.

2. Các hình thức “kỷ luật” của Amazon đối với người bán hàng

·  Tài khoản bị treo (suspended account)

Tình huống này có nghĩa là “bạn hiện đang chưa thể chính thức bán hàng trở lại trên Amazon”. Tuy nhiên bạn vẫn có một cơ hội để hỏi Amazon xem xét lại quyết định này bằng cách gửi một bản kế hoạch (Plan Of Action – POA) hay còn gọi là kháng cáo. Tại đó bạn trình bày cách khắc phục vấn đề/ lỗi như thế nào.

·  Tài khoản bị từ chối (Denied account)

Mặc dù để đệ trình việc xem xét lại nhưng tài khoản của bạn vẫn bị Amazon từ chối mở quyền bán hàng. Ở mức độ này, bạn vẫn có thể sửa chữa lại bằng cách khắc phục các lỗi mà bạn gây ra.

·  Tài khoản bị cấm (Banned account)

Tài khoản bán hàng của bạn chính thức bị cấm bán và bạn không có bất kỳ cách nào để khôi phục. Đây chính là hình phạt nặng nhất của Amazon.

3. Một số lý do khiến tài khoản Amazon bị khóa

3.1. Lỗi trong quá trình lập và nuôi tài khoản Amazon

·  Sử dụng máy tính đã tạo tài khoản Amazon để tạo lại

·  Dùng nguồn mạng để tạo tài khoản Amazon để tạo một tài khoản khác

·  Sử dụng bất kì thông tin đăng ký đã qua sử dụng, mua thông tin ngoài (vi phạm chính sách của Amazon)

·  Nhầm lẫn thông tin trong quá trình đăng ký tài khoản

·  Đăng nhập tài khoản chính ở quá nhiều trình duyệt, nhiều mạng

·  Thay thế thẻ Redit và Payoneer (Amazon sẽ nghi ngờ tài khoản có vấn đề và treo để theo dõi)

3.2. Hiệu suất thấp

Với tư duy “ám ảnh khách hàng”, Amazon dành rất nhiều sự quan tâm đến sự trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy Amazon luôn giám sát người bán . Nếu người bán có hiệu suất kinh doanh không đạt hoặc thấp hơn cả mức giới hạn mà Amazon quy định thì có thể sẽ nằm trong danh sách tài khoản Amazon bị suspended.

Một số chỉ số cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của người bán bao gồm:

Tỷ lệ hàng hóa bị lỗi (Order Defect Rate – ODR)

Là tỷ lệ phần trăm đơn hàng nhận được:

o    Tỷ lệ phản hồi tiêu cực (Negative Feedback Rate)

o    Tỷ lệ yêu cầu bồi thường toàn bộ (Filed A to Z)

o    Tỷ lệ khách yêu cầu hoàn tiền (Service Chareback Rate)

Thời gian: trong 60 ngày gần nhất

Chỉ số ODR phải dưới 1%.

Để kiếm tra lý do dẫn đến tỷ lệ hàng lỗi cao bạn có thể vào Amazon Seller Central -> Chọn Performace -> Account Health

Tỷ lệ hủy đơn hàng (Pre-fulfillment Cancel Rate – PCR) – đối với hình thức FBM

Là tỷ lệ hủy đơn hàng trước khi gửi hàng bởi bất cứ lý do từ bạn được tính trong vòng 7 ngày gần nhất. 

Chỉ số PCR không được cao hơn 2.5%.

Tỷ lệ giao hàng trễ (Late Shipment Rate) – đối với hình thức FBM

Là số lần giao hàng chậm trễ trên tổng số đơn hàng được giao, được tính trong hơn 10 ngày và 30 ngày gần nhất.

Chỉ số LSR không được cao hơn 4%.

Trường hợp bạn không thể đáp ứng việc giao hàng trong thời gian đã thông báo với người tiêu dùng, bạn hoàn toàn có thể thay đổi thông tin về thời gian vận chuyển. Đừng vì lý do “níu” khách hàng mà vi phạm chính sách của Amazon.

Chỉ số chăm sóc khách hàng (Buyer – Seller Contact Rate)

Chỉ số này được quy định thông qua các chỉ số khác như:

Tỷ lệ trả lời tin nhắn muộn: bạn phải trả lời tin nhắn của khách hàng trước 24h (tính từ khi nhận tin nhắn khách hàng)

Thời gian phản hồi khách hàng trung bình

Tỷ lệ mã vận đơn

Được tính dựa trên phần trăm đơn hàng có mã vận đơn hợp lệ trên tổng số.

Chỉ số này không được dưới 95%

3.3. Bán sản phẩm chưa được cấp phép

Để đảm bảo chất lượng và uy tín của trang TMĐT hàng đầu thế giới, Amazon đã đề ra một danh sách các sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế. Nếu Amazon bán những sản phẩm bị hạn chế mà chưa qua phê duyệt hoặc những sản phẩm bị cấm thì khả năng bị khóa tài khoản là rất cao.

Ở Việt Nam, nên hạn chế bán những sản phẩm liên quan đến thực phẩm chức năng, sản phẩm sắt nhọn, hóa chất,…

Danh sách này khá phức tạp và có nhiều cập nhật nên doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra thông tin tại đây!

3.4. Vi phạm các chính sách bán hàng

Việc vi phạm các chính sách bán hàng này không những ảnh hưởng đến người bán mà còn ảnh hưởng đến quy tắc cộng đồng và hiệu suất của nền tảng Amazon.

Khi tạo một tài khoản, bạn cần phải chấp nhận quy định về khách hàng và cập nhật thông tin tài khoản thường xuyên.

Danh sách các hành vi vi phạm chính sách bán hàng cũng rất phức tạp. Từ ý định điều hướng khách hàng đến cửa hàng của bạn (ngoài Amazon) đến các vấn đề liên quan đến tài sản trí tuệ cũng như quyền lợi đối với các nhãn hàng thương mại.

Một số những quy định điển hình của Amazon về chính sách bán hàng và quy tắc ứng xử:

·  Cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng

·  Không cố tình phá hoại các người bán khác

·  Không can thiệp vào đánh giá và xếp hạng của khách hàng

·  Không hoạt có nhiều hơn một tài khoản bán hàng Amazon

·  Không cố gắng tăng giá sản phẩm sau khi đơn hàng được xác nhận

·  Không can thiệp vào lượt truy cập trang bán hàng bằng cách dùng công cụ

·  Không cố tình chuyển hướng người mua sang trang web ngoài Amazon

·  Không được trao đổi với người mua bên ngoài tin nhắn người mua – người bán

·  Không gửi tố cáo vi phạm sở hữu trí tuệ nếu bạn đóng vai trò là đại lý

·  Không được mở hai tài khoản bán hàng Amazon trên cùng một thiết bị

·  Không được đăng nhập tài khoản chính ở nhiều thiết bị khác nhau

·  Không sử dụng công cụ để listing sản phẩm hàng loạt

·  Không được xóa hoặc làm lệch kế hoạch gửi kiện hàng đến kho Amazon

· 

Để nắm toàn bộ chi tiết, vui lòng tham khảo thêm tại quy định của Amazon về chính sách bán hàng!

4. Cách mở khóa tài khoản Amazon

Trường hợp này, bạn chỉ có một cách duy nhất: GỬI ĐƠN KHÁNG CÁO LÊN AMAZON

Bạn cần xem xét lại các chính sách và đối chiếu với lý do mà Amazon đưa ra, đồng thời chuẩn bị kế hoạch hành động (POA) để đệ trình Amazon xem xét lại quyết định treo tài khoản, mở khóa tài khoản Amazon. Amazon không hề cam kết sẽ có một cơ hội thứ 2 để xem xét lại quyết định treo tài khoản, do đó bạn cần chuẩn bị kế hoạch thật kỹ. Để thành công, thư kháng cáo phải đầy đủ các yếu tố theo quy định.

Chuẩn bị tài liệu cho việc đệ trình (POA):

·  Viết một đoạn mở đầu ngắn gọn để nêu lên vấn đề: Lý do dẫn đến tài khoản Amazon bị khóa là gì?

·  Bạn đã có và sẽ có những hành động gì để giải quyết vấn đề?

·  Bạn có những biện pháp gì để tránh xảy ra trường hợp tương tự?

Lưu ý:

·  Không nên phản hồi ngay, nghĩ về vấn đề cần xem xét một cách cẩn thận.

·  Không mang cảm xúc cá nhân vì rất dễ bị phản tác dụng, tài liệu cần được viết ngắn gọn và rõ ràng vào nội dung chính.

·  Có bằng chứng rõ ràng

·  Nên đánh dấu các mục quan trọng

·  Không đổ lỗi sang người mua.

·  POA của bạn cần nhấn mạnh vấn đề gây nên việc treo tài khoản và có giải pháp cụ thể.

5. Những trường hợp nào tài khoản của bạn sẽ bị khóa vĩnh viễn

Nếu bạn vi phạm một trong những điều dưới đây, bạn sẽ không có cơ hội khôi phục tài khoản:

·  Mở tài khoản người bán thứ hai khi tài khoản đầu tiên đang bị tạm ngưng hoạt động.

·  Bạn bán hàng giả tràn lan.

·  Lừa đảo khách hàng về chất lượng sản phẩm, an toàn của sản phẩm hoặc cung cấp thông tin không chính xác về sản phẩm.

6. Có thể tạo tài khoản Amazon mới không?

Bạn hoàn toàn có thể mở tài khoản mới trong trường hợp không thể cứu vãn. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Một số lưu ý khi bạn tạo tài khoản mới:

·  Không sử dụng tên trùng với tài khoản cũ

·  Không sử dụng bất kỳ một giấy tờ gì liên quan đến dữ liệu cũ

·  Không sử dụng tài khoản ngân hàng cũ

·  Số điện thoại và email hoàn toàn mới

7. Tips phòng tránh việc bị khóa tài khoản Amazon

·  Việc cần làm mỗi ngày là kiếm tra tình trạng đơn hàng

·  Giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến trả hàng

·  Tối ưu thời gian trả lời tin nhắn khách hàng

·  Nếu sử dụng dịch vụ FBM, nên theo dõi nhiều hơn để tránh tình trạng sót đơn

·  Đảm bảo đã kiếm tra chất lượng, bao bì sản phẩm

·  Tuyệt đối không login tài khoản chính ở nhiều máy khác nhau. Nên tạo tài khoản phụ để dễ quản lý.

·  Không yêu cầu khách hàng để lại review

Kết luận

Việc tài khoản Amazon bị khóa là một vấn đề thật sự nghiêm trọng. Đây không phải là lời nói suông. Để giải quyết vấn đề này tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy chúng ta nên tìm hiểu kĩ tất cả những quy định mà Amazon đưa ra để giảm thiểu khả năng xảy ra.

Nghiêm túc và cẩn thận kiểm soát tất cả những yếu tố trên sẽ giúp bạn tránh được điều đó. Những cách mở khóa tài khoản Amazon trên là kinh nghiệm của chúng tôi về Amazon, nhưng cũng tùy vào từng trường hợp cụ thể lại có những phát sinh khác. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên bạn cứ làm tốt hết các quy định trước khi tìm cách khắc phục sai lầm.

Chia sẻ bài viết

Nhận tin tức mới nhất

Nhận thông tin cập nhật và học hỏi từ những điều tốt nhất

tin tức liên quan